Tôm bị mòn đuôi, cụt râu (hay còn gọi là đứt râu) là dấu hiệu của việc chất lượng ao nuôi chưa tốt, môi trường nước ao dơ, có nhiều vi khuẩn, nấm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio spp. Bệnh mòn đuôi, cụt râu làm chất lượng tôm nuôi thương phẩm giảm sút, là vấn đề quan tâm của nhiều bà con nuôi tôm. Vậy làm cách nào để phòng & trị bệnh mòn đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng?
Các nội dung chính
Dấu hiệu nhận biết bệnh mòn đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh mòn đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng rất dễ nhận biết bằng mắt thường khi thấy tôm không có râu hay đuôi bị mòn. Bà con có thể xem hình minh họa phía dưới để dễ phân biệt hơn khi tôm có dấu hiệu mắc 2 bệnh này:
Đuôi của tôm phát triển bình thường (2 cánh đuôi dài và xòe). |
Tôm bị bệnh mòn đuôi. |
Râu của tôm phát triển bình thường (có râu dài và đủ 2 râu). |
Tôm bị bệnh cụt râu, đứt râu. |
Bên cạnh các dấu hiệu dễ nhận biết trên, một số triệu chứng xuất hiện khi tôm bị bệnh mòn đuôi, cụt râu có thể thấy là:
- Tôm xuất hiện nhiều vùng mềm trên lớp vỏ kitin, lâu dần các vùng mềm này sẽ tạo nên các đốm nâu/đen/trắng tại các vùng bị mềm đó.
- Khi nhiễm bệnh lâu ngày, các bộ phận khác của tôm như chân bò, chân bơi… cũng sẽ dần bị ăn mòn.
- Sức ăn của tôm yếu dần, khả năng phát triển chậm, rất dễ xảy ra tình trạng tôm ăn thịt lẫn nhau.
Cách phòng & trị bệnh mòn đuôi, cụt râu ở tôm thẻ chân trắng như thế nào?
Bệnh mòn đuôi, cụt râu xảy ra ở tôm nguyên nhân phần lớn là đến từ chất lượng môi trường nước ao nuôi kém, cụ thể là: Nước ao dơ, có nhiều vi khuẩn, nấm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio spp là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm khuẩn ở tôm, làm tôm bị bệnh mòn đuôi, cụt râu.
Do đó, để phòng ngừa và điều trị bệnh, bà con hãy luôn giữ môi trường ao nước ao nuôi tôm sạch, các yếu tố về môi trường phải phù hợp cho tôm phát triển, cụ thể là:
– Thứ nhất, để phòng ngừa bệnh cụt râu, mòn đuôi:
- Giữ đáy ao nuôi sạch trong suốt quá trình nuôi. Sử dụng các biện pháp xi-phông đáy ao, bổ sung các dòng men vi sinh để phân hủy bùn đáy, thức ăn thừa và phân tôm ở tầng đáy ao để đáy ao luôn sạch, đồng thời kiểm soát mùi hôi trong suốt quá trình nuôi tôm. Tham khảo thêm: Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm hiệu quả cao >>>
- Tăng cường sục khí để tăng lượng oxy hòa tan và làm đồng đều lượng oxy hòa tan giữa các tầng trong ao, chú ý rằng hàm lượng oxy hòa tan trong ao cần > 4 mg/l để tôm phát triển tốt.
- Kiểm soát các yếu tố khác của môi trường nước như: pH (7.2 – 8.8), độ mặn (10 – 25‰), nhiệt độ (25 – 30°C), độ mặn (12 – 25‰), độ trong (30 – 45cm), độ kiềm (20 – 50mg/l), độ cứng của nước (20 – 150ppm)… Xem chi tiết: Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm bà con cần quan tâm >>>
- Sử dụng mật rỉ đường cân bằng lượng Cacbon và Nitơ trong ao, liều dùng là 1 – 3ppm, giúp vi sinh vật có lợi hoạt động tốt, đồng thời khử được các chất hữu cơ dư thừa, giúp ao luôn sạch và hạn chế bệnh cụt râu, mòn đuôi.
– Thứ hai, để điều trị bệnh cụt râu, mòn đuôi:
Trong trường hợp ao tôm đã xuất hiện bệnh, bà con có thể dùng iodine với liều 1 lít/ 1000 mét khối nước, sử dụng tạt quanh ao vào lúc buổi tối, hoặc BKC liều 1 lít/1000 mét khối và tạt quanh ao lúc trời nắng, chạy quạt mạnh khi sử dụng 2 hợp chất này để điều trị bệnh cụt râu, mòn đuôi ở tôm.
Sau 2 ngày sử dụng iodine hoặc BKC, bà con cần cấy nhanh lại hệ vi sinh cho ao nuôi tôm, liều sử dụng khuyến cáo là gấp đôi liều lượng của nhà sản xuất đưa ra để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng và phát triển của vi sinh.
Kết luận, bệnh mòn đuôi, cụt râu là một trong những loại bệnh thường xảy ra trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Do đó, bà con cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh, cũng như cách phòng và trị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời cho ao tôm của mình. Chúc bà con có những mùa vụ nuôi tôm thành công. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng men vi sinh giúp xử lý đáy ao nuôi, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Phòng & Trị Bệnh Viêm Ruột, Xuất Huyết Đường Ruột, Bệnh Phân Trắng Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng