Có nhiều loại ký sinh trùng khác nhau xuất hiện trong suốt quá trình bà con nuôi tôm. Những loại ký sinh trùng nào tôm thường mắc phải? Và làm thế nào để xử lý và phòng ngừa tôm nhiễm ký sinh trùng?
Các nội dung chính
3 loại ký sinh trùng thường gặp phải khi nuôi tôm
Ký sinh trùng EHP
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là loại ký sinh trùng dạng vi bào tử rất nhỏ (có kích thước chỉ từ 1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm – phải soi dưới kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 lần trở lên mới có thể thấy chúng) thường ký sinh trong gan hoặc tụy của tôm, gây cản trở khả năng tôm hấp thu chất dinh dưỡng, do đó làm tôm suy giảm sức đề kháng, còi cọc và chậm lớn. Bà con có thể phát hiện chính xác tôm có nhiễm EHP hay không bằng cách: Soi gan và ruột dưới kính hiển vi (với độ phóng đại > 100 lần; hoặc dùng phương pháp PCR để phân tích mẫu gan tôm…
Cơ chế gây bệnh của EHP: Khi các ký sinh trùng nội bào EHP xâm nhập vào ruột tôm, chúng sẽ bắt đầu lây nhiễm sang gan, tụy. Trong quá trình lây nhiễm này, số lượng ký sinh trùng tăng lên và dần gây tổn thương nặng cho gan, tụy và các cơ quan khác của cơ thể tôm.
Tuy rằng khi tôm nhiễm ký sinh trùng EHP không gây chết hàng loạt như những dịch bệnh khác nhưng nó lại làm suy giảm năng suất và sản lượng thu hoạch tôm đáng kể. Bằng chứng tôm bị nhiễm EHP có tốc độ phát triển chỉ bằng 10-40% so với tôm bình thường. Khi mật độ EHP tăng cao, chúng còn gây ra một số hệ lụy khác cho tôm như làm tôm bị mềm vỏ, sức ăn giảm, đường ruột rỗng và chết rải rác, kèm với đó là hình thái bên ngoài không bóng bẩy như tôm bình thường mà có xu hướng chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa.
Ký sinh trùng gan tụy
Nhóm ký sinh trùng gây bệnh gan tụy điển hình trên tôm là Haplosporidian infections và Hepatopancreatic haplosporidiosis. Khi tấn công và nhân lên trong gan tụy tôm, chúng thường gây ra các triệu chứng làm gan tụy co lại, cơ thể tôm trở nên nhợt nhạt, mất dần sắc tố Melanin ở các tế bào biểu bì và kèm với đó là tôm tăng trưởng chậm.
Tương tự như ký sinh trùng EHP, ký sinh trùng gan tụy cũng không gây chết tôm hàng loạt, tuy nhiên chúng làm giảm dần khả năng tăng trưởng của tôm và do đó làm giảm năng suất thu hoạch cuối vụ, gây tổn thất đáng kể về kinh tế cho bà con.
Ký sinh trùng Gregarine
Ký sinh trùng Gregarine còn được gọi là trùng hai tế bào hay trùng hai roi. Đây là loại ký sinh trùng xuất hiện và gây bệnh ở đường ruột tôm. Tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine có niêm mạc ruột giữa bị tổn thương, ruột bị tắc nghẽn, dẫn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, tôm ăn ít dần và nếu mật độ ký sinh trùng Gregarine tăng cao có thể khiến tôm bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng và phát triển chậm.
Đặc biệt, ký sinh trùng Gregarine thường được tìm thấy trong đường ruột khi tôm nhiễm bệnh phân trắng – trong giai đoạn tôm nuôi được từ 40 ngày tuổi trở đi. Tuy không gây chết tôm hàng loạt, nhưng khi tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine và bệnh phân trắng cũng gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Cách xử lý tôm nhiễm ký sinh trùng
Đặc trưng của ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể tôm là chúng không gây chết ngay những những dịch bệnh khác, mà quá trình nhân lên của ký sinh trùng sẽ kéo theo những dấu hiệu khác thường ở tôm (như đã nói ở trên). Bà con quan sát tôm thường xuyên (có thể soi tươi mẫu ruột tôm dưới kính hiển vi) nếu thấy tôm các dấu hiệu cho biết tôm đã bị nhiễm ký sinh trùng, bà con cần giảm ăn ngay, thông thường là giảm khoảng 20-30% lượng thức ăn so với bình thường. Vì khi tôm nhiễm ký sinh trùng thường sức ăn giảm, nếu không giảm lượng thức ăn sẽ gây ra dư thừa và làm ô nhiễm nước nuôi.
Sử dụng các chế phẩm tẩy ký sinh trùng có bán trên thị trường từ các công ty uy tín. Và khi cho tôm ăn, bà con nên trộn thêm men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để cung cấp thêm các chủng lợi khuẩn cần thiết (Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis) giúp tôm cải thiện hệ tiêu hóa.
Tiếp theo đó, bà con cần tiến hành thay nước. Tỷ lệ nước thay tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của tôm, thường là từ 20-50% nước. Bà con cần lưu ý nước thay phải được diệt khuẩn và đảm bảo các thông số môi trường trước khi đưa vào ao nuôi. Sau đó, bà con cần tiến hành diệt khuẩn ao nuôi. Các hợp chất thường được dùng để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm là KMnO4, BKC, Iodine…. Liều lượng và tần suất sử dụng tùy theo tình trạng tôm, bà con nên nhờ người bán hướng dẫn chi tiết để tránh dùng quá liều gây tác dụng phụ cho tôm.
Sau khi dùng chất diệt khuẩn, bà con nên nuôi lại hệ vi sinh vật cho ao bằng cách dùng men vi sinh gây màu nước và kiểm soát khí độc để tạo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển.
Cách phòng ngừa tôm nhiễm ký sinh trùng
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là kim chỉ nam để nuôi tôm thành công. Do đó, ngay từ lúc bắt đầu vụ nuôi bà con nên chủ động phòng ngừa các loại ký sinh trùng xâm nhập vào ao nuôi. Một số biện pháp bà con có thể áp dụng là:
- Chọn con giống chất lượng từ các đơn vị cung cấp giống uy tín. Con giống phải được xét nghiệm âm tính với các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng.
- Cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật trước khi tiến hành gây màu nước và thả nuôi. Đặc biệt đối với những ao nuôi tôm đã từng có tôm nhiễm ký sinh trùng ở vụ trước, cần cải tạo và phơi ao kỹ lưỡng, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ để tránh mầm bệnh xâm nhập vào vụ nuôi sau.
- Duy trì các chỉ số của môi trường nước phù hợp cho tôm phát triển, ví dụ DO > 4 mg/l, nhiệt độ từ 26 – 32°C, pH từ 7,5 – 8,5, độ kiềm từ 120 – 180 mg CaCO3/l…
- Xi phông đáy ao nuôi thường xuyên để loại bỏ chất thải, mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn có hại và khí độc phát sinh.
- Định kỳ nên mang mẫu tôm và mẫu nước đi kiểm tra để kịp thời phát hiện tôm nhiễm ký sinh trùng và xử lý kịp thời.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý tôm nhiễm ký sinh trùng, bà con có thể liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!