Những bệnh liên quan đến đường ruột tôm như bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột hay bệnh phân trắng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của tôm, làm tôm mất khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, chậm lớn, thậm chí gây mất năng suất mùa vụ. Làm cách nào để phòng và trị các bệnh này?
Dấu hiệu tôm bị bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và bệnh phân trắng
Tôm bị bệnh viêm ruột và những bệnh liên quan đến đường ruột thường xuất hiện các dấu hiệu nhận biết sau:
- Chúng thường bơi lờ đờ, vỏ tôm xuất hiện màu xanh nhạt, dưới lớp vỏ có nhiều đốm nâu hơi vàng.
- Trong đường ruột tôm có nhiều vi sinh vật, tạp khuẩn (có thể thấy khi soi dưới kính hiển vi). Còn khi nhìn bằng mắt thường, sẽ thấy sức ăn của tôm giảm do khả năng tiêu hóa của ruột và gan tụy bị tổn thương.
Làm thế nào để phòng trị bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và bệnh phân trắng khi nuôi tôm thẻ chân trắng?
Thứ nhất, do nguyên nhân chủ yếu khiến tôm bị bệnh viêm ruột và những bệnh liên quan đến đường ruột (xuất huyết đường ruột, bệnh phân trắng…) là thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C, vì thế cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của tôm. Để tôm hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, cần trộn vào thức ăn thêm men vi sinh tiêu hóa để giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh viêm ruột xuất huyết đường ruột hay bệnh phân trắng kể trên. Tham khảo thêm: Men vi sinh tiêu hóa Microbe-Lift DFM >>>
Thứ hai, bên cạnh việc tôm bị bệnh viêm ruột và những bệnh liên quan đến đường ruột (xuất huyết đường ruột, bệnh phân trắng…) do thiếu chất dinh dưỡng, khả năng còn do tôm bị nhiễm trùng đường ruột, mà nguyên nhân này thường đến từ việc tôm ăn phải tảo tàn kim loại nặng hoặc do các yếu tố môi trường nước không đáp ứng được điều kiện cho tôm phát triển, cụ thể là:
- Hàm lượng oxy hòa tan thấp (<4 mg/l). Oxy trong nước đóng vai trò quan trọng đến việc hô hấp của tôm. Nếu nồng độ oxy trong nước thấp và kéo dài liên tục, tôm sẽ tăng trưởng rất kém, đồng thời đó là khả năng miễn dịch suy giảm (là nguyên nhân khiến tôm nhiễm bệnh viêm ruột và các bệnh khác liên quan đến đường ruột), và nghiêm trọng hơn là gây chết tôm (nếu oxy hòa tan < 1 mg/l kéo dài).
- Nồng độ muối trong ao thấp. Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt khi độ mặn trong ao đạt từ 12 – 25‰, nếu thấp hơn ngưỡng này, tôm rất dễ bị bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường ruột.
- Nhiệt độ của nước bị thay đổi đột ngột. Tôm là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường mà nó tiếp xúc), do đó, việc nước ao thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm khả năng thích nghi của tôm bị đảo lộn, gây sốc nhiệt cho tôm và khả năng nhiễm bệnh gia tăng.
- Tôm nhiễm phải độc tố do các loài tảo độc trong ao tiết ra. Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt là 3 trong số các loài tảo độc điển hình trong việc gây bệnh cho tôm. Khi tôm ăn phải tảo độc, đường ruột sẽ bị tổn thương, gây nên bệnh viêm ruột và các bệnh khác liên quan đến đường ruột (xuất huyết đường ruột, phân trắng…). Không những thế, chúng còn ức chế chức năng của gan, tụy, làm tôm tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và bệnh phân trắng khi nuôi tôm thẻ chân trắng:
Cách hiệu quả nhất là “Kiểm soát tốt các yếu tố môi trường của ao nuôi tôm”, bằng cách:
- Kiểm tra nồng độ oxy, độ mặn, nhiệt trong ao thường xuyên, đặc biệt là sau khi mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài. Khi nuôi tôm vào mùa mưa hoặc mùa nắng, cần có biện pháp che chắn thích hợp để tránh các yếu tố này gây sốc môi trường nước ao nuôi.
- Sử dụng các biện pháp cắt tảo kịp thời để kiểm soát sự phát triển của các loài tảo độc (một số biện pháp cắt tảo mà bà con có thể áp dụng như: Cắt tảo bằng vi sinh, cắt tảo bằng vôi, cắt tảo bằng Đồng Sunphat (CuSO4),…
- Xi-phông đáy ao thường xuyên để giảm thiểu khí độc và các độc tố do thức ăn thừa, tảo tàn và phân tôm rớt xuống đáy gây ra.
Bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và bệnh phân trắng là 3 trong số các loại bệnh liên quan đến đường ruột thường gặp nhất khi nuôi tôm. Do đó, có thêm kiến thức về phòng và trị các bệnh này sẽ giúp bà con nuôi tôm khỏe hơn, mùa vụ nuôi thành công hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm. Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi và cách xử lý bệnh đường ruột, bà con hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Quản Lý 4 Yếu Tố Giúp Nuôi Tôm Lớn Nhanh, Cho Năng Suất Cao