Hướng dẫn cách cho tôm ăn hiệu quả

Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả cao, không gây lãng phí thức ăn và tôm phát triển tốt? Bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Lựa chọn thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn phát triển

Yếu tố đầu tiên bà con cần quan tâm khi cho tôm ăn là lựa chọn thức ăn cho tôm. Thức ăn cho tôm thường được phân thành 3 loại chính, là: Thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Trong đó:

  • Thức ăn tự nhiên (hay còn gọi là thức ăn hữu cơ): Là nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi tôm, ví dụ như: động vật – thực vật phù du, tảo, mùn bã hữu cơ… Gọi là nguồn thức ăn có sẵn, tuy nhiên bà con nuôi tôm cũng có thể gia tăng được tỷ lệ thức ăn này trong ao nuôi tôm bằng cách gây tảo có lợi, chúng vừa tạo cho ao tôm có màu nước đẹp, vừa bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
  • Thức ăn công nghiệp: Đây là nguồn thức ăn chính trong nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Loại thức ăn này được các cơ sở chế biến thức ăn sản xuất ra, chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định cho tôm. Thức ăn công nghiệp cũng rất đa dạng về hình thái (như bột, viên nhỏ, viên to) và hàm lượng dinh dưỡng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm.
Các loại thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm
  • Thức ăn tự chế: Là loại thức ăn do người nuôi tôm tự chế từ các nguyên liệu có sẵn như rau củ, cá tạp, ốc… Tuy chúng khá dễ chế biến và ít tốn kém chi phí hơn so với thức ăn công nghiệp, nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại không được đảm bảo, có thể lây bệnh truyền nhiễm cho tôm và còn có thể gây ô nhiễm môi trường.

Thông thường, khi nuôi tôm bà con thường lựa chọn bổ sung cả 3 loại thức ăn này cho tôm, nhưng nhiều nhất vẫn là thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế được bổ sung thêm nhằm tăng một số chất dinh dưỡng nhất định cho tôm.

Khi cho tôm ăn, bà con cần lưu ý lựa chọn thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn phát triển của chúng, cụ thể là: 

  • Khi tôm thả được 7 – 10 ngày: Cho tôm ăn thức ăn dạng bột mịn.
  • Khi tôm thả > 10 ngày: Cho tôm ăn thức ăn dạng viên nhỏ.
  • Khi tôm thả > 15 ngày: Có thể tăng dần kích thước thức ăn, nếu tôm ăn khỏe có thể cho ăn thức ăn dạng viên bình thường.

Một lưu ý khác khi lựa chọn thức ăn để cho tôm ăn hiệu quả là tỷ lệ dinh dưỡng có trong thức ăn, đặc biệt là Protein, vì nó là thành phần quan trọng nhất để cấu tạo nên tế bào cơ thể tôm:

  • Khi tôm thả trong 40 ngày đầu tiên: Lựa chọn thức ăn có Protein cao, từ 40-45%.
  • Khi tôm thả sau 40 ngày: Lựa chọn thức ăn có Protein từ 30-35%.

Bà con nên cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn, sang số đúng vào từng giai đoạn, tùy theo tốc độ tăng trưởng của tôm có thể chuyển số thức ăn nhanh hay chậm hơn.

Tính toán lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm

Việc tính toán lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thường được chia theo từng giai đoạn: Giai đoạn nuôi trong 30 ngày đầu tiên và Giai đoạn nuôi sau 30 ngày.

Đối với giai đoạn nuôi trong 30 ngày đầu tiên

Lúc này tôm còn nhỏ, trung bình lượng thức ăn trong 30 ngày đầu tiên của tôm thường rơi vào khoảng 160kg/100.000 con. Và trong 30 ngày đầu tiên, bà con cũng nên tính toán lượng thức ăn để cho tôm ăn theo nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể là:

  • Từ đầu tiên, cho ăn khoảng 2.5kg/100.000 con tôm.
  • Ngày 2 – ngày 7: Mỗi ngày tăng lên 100gram/100.000 con tôm.
  • Ngày 8 – ngày 14: Mỗi ngày tăng lên 200gram/100.000 con tôm.
  • Ngày 15 – ngày 30: Mỗi ngày tăng lên 300gram/100.000 con tôm.

Lưu ý: Sau khi tính toán lượng thức ăn, bà con nên chia nhỏ thành nhiều cữ ăn để cho tôm ăn, giai đoạn này số cữ ăn thường rơi vào khoảng từ 4-5 cữ ăn/ngày.

Đối với giai đoạn nuôi từ 30 ngày trở đi

Đây là giai đoạn quan trọng và đóng vai trò quyết định là tôm nuôi sẽ về size bao nhiêu, do đó bà con cần tính toán kỹ lượng thức ăn để cho tôm ăn vừa đủ, tránh dư thừa làm ô nhiễm nước khiến tôm nhiễm bệnh. Việc tính toán lượng thức ăn cần dựa trên: Số lượng thả giống, tỷ lệ sống của tôm, size tôm hay trọng lượng tôm.

Ví dụ, khi tôm đạt trọng lượng 6,5gram/con, tổng số tôm còn sống trong ao là 250.000 con, suy ra tổng trọng lượng tôm là: 6,5gram/con x 250.000 con = 1.625kg. Bà con đối chiếu với bảng % thức ăn theo trọng lượng được nhà sản xuất thức ăn cung cấp để tính ra lượng thức ăn cần cho tôm ăn.

Lưu ý, tôm sẽ ăn tốt và nhiều hơn nếu bà con cũng chia nhỏ cữ ăn như ở giai đoạn đầu. Đối với tháng thứ 2, bà con nên duy trì cho tôm ăn 4 cữ/ngày. Và từ tháng thứ 3 trở đi, bà con có thể giảm số cữ cho ăn xuống còn 2-3 cữ ăn/ngày.

Hướng dẫn cách cho tôm ăn để mang lại hiệu quả cao

Để cho tôm ăn hiệu quả, bên cạnh việc lựa chọn thức ăn và tính toán lượng thức ăn phù hợp cho tôm, cần cho tôm ăn như thế nào cũng là câu hỏi mà nhiều bà con quan tâm. Bà con có thể áp dụng một số hướng dẫn sau để cho tôm ăn hiệu quả, giúp tối ưu chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo tôm hấp thụ tối đa dưỡng chất:

  • Khi cho tôm ăn dạng bột mịn, bà con cần trộn thức ăn với nước, lúc cho ăn cần tắt quạt rồi mới tạt thức ăn xuống ao. Lưu ý cần tạt cách bờ từ 2-4m.
  • Đặt nhá để canh lượng thức ăn cho tôm đã phù hợp hay chưa. Vị trí đặt nhá nên cách bờ từ 3-4m, không nên đặt nhá ở góc ao. Sau 2-3 giờ nên kiểm tra nhá 1 lần để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm ăn kịp thời.
Canh nhá tôm để kiểm soát lượng thức ăn khi cho tôm ăn
  • Sau 15 ngày cho ăn, bà con nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và men vi sinh để tôm tăng cường đề kháng, đường ruột khỏe để hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng tốt hơn. Trong đó, men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM là sản phẩm bà con nên trộn vào thức ăn để cho tôm ăn. Nó sẽ giúp:
  • Phân giải thức ăn khi tôm đưa vào cơ thể và chuyển hóa chúng thành dinh dưỡng để cung cấp cho tôm.
  • Giúp đường ruột tôm tăng cường hệ vi sinh có lợi, đặc biệt là 4 chủng Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis có khả năng phòng chống các bệnh đường ruột cho tôm, điển hình là bệnh phân trắng.
  • Giúp đường ruột tôm to, đẹp, đồng đều và không đứt quãng. Tôm phát triển khỏe và nhanh về size lớn.
  • Giúp giảm tỷ lệ FCR trong cả mùa vụ nuôi.
Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.
  • Cân nhắc đến tình trạng tôm, thời tiết và các yếu tố của môi trường nước khi tính toán lượng thức ăn. Ví dụ vào những ngày trời mưa, nhiệt độ ao nuôi xuống thấp tôm sẽ ăn yếu hơn bình thường, do đó cần giảm lượng thức ăn. Hay vào những ngày tôm sắp lột xác chúng cũng thường ăn yếu hơn, còn trong và sau khi lột xác chúng lại ăn nhiều hơn.

Bài viết trên đây Biogency đã hướng dẫn bà con chi tiết cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả cao và tối ưu chi phí sử dụng thức ăn. Nếu trong quá trình áp dụng có bất kỳ khó khăn nào, bà con hãy liên hệ ngay đến Hotline 0909 538 514, Biogency sẽ giải đáp nhanh nhất!