Lưu ý khi dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi tôm, việc sử dụng các loại thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn là vô cùng cần thiết. Bởi việc này giúp góp phần cải tạo nước ao, kiểm soát mật độ của các loại vi khuẩn gây hại trong ao nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sai cách cũng gây ra một số vấn đề. Do đó, bà con hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý khi dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm nhé!

Trường hợp nào cần sát khuẩn/diệt khuẩn ao nuôi tôm và liều lượng phù hợp

Dưới đây là một số trường hợp cũng như liều lượng sử dụng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn ao nuôi tôm:

  • Trường hợp tôm bị ký sinh trùng: Khoảng 3-4 giờ sau khi xổ ký sinh trùng, tiến hành diệt khuẩn ao tôm. Sau khoảng 3 ngày, thực hiện diệt khuẩn một lần nữa để diệt hết các ký sinh trùng còn trong nước.
  • Trường hợp tôm bị hoại tử cơ: Sát khuẩn/diệt khuẩn 3 ngày/lần, kết hợp cho tôm ăn thuốc đặc trị. Có một lưu ý nhỏ khác là nên diệt khuẩn trong điều kiện thời tiết tốt, tôm khỏe để việc diệt khuẩn mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Trường hợp gần thu hoạch nhưng tôm bị nhiễm khuẩn, đứt râu, phồng mang: Tiến hành diệt khuẩn để tôm sạch, đẹp hơn.
Sát khuẩn để diệt ký sinh trùng gây bệnh trong nước và giúp tôm phát triển hơn

Những yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

Các loại thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn ao tôm thường sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó mà không phải lúc nào thuốc cũng có thể phát huy được tối đa hiệu quả sát khuẩn/diệt khuẩn. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như:

Sự ô nhiễm của nguồn nước

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn chính là sự ô nhiễm của nguồn nước. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ thuốc cũng như thời gian tiếp xúc.

Nước càng có nhiều cặn bẩn hoặc các vi sinh vật thì tác dụng của thuốc sẽ càng giảm hiệu quả. Do đó, trên thực tế, việc sử dụng liều lượng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn ao tôm thường khác so với trên bao bì. Bà còn thường sẽ tăng liều để thuốc có thể phát huy hết tác dụng diệt khuẩn.

Những thông số môi trường

Những yếu tố của môi trường gồm: độ pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ cứng của nước và hàm lượng oxy hòa tan. Chúng là những yếu tố lý hóa tác động rất nhiều đến hiệu quả của thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn.

Tùy vào tình trạng của ao tôm có sự khác biệt về đặc tính và các thông số môi trường. Bà con nên nắm rõ các thông số này để tìm kiếm và lựa chọn ra được loại thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn phù hợp với ao nuôi. Điều này cũng giúp đảm bảo an toàn và giúp tiết kiệm chi phí.

Độ pH là một yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn

Các mầm bệnh có trong ao tôm

Để thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn có hiệu quả, bà con cần tìm hiểu xem thuốc có khả năng tác động lên loại mầm bệnh nào. Khi sử dụng đúng thuốc, các mầm bệnh mới được đẩy lùi hoàn toàn, tạo môi trường sạch sẽ để tôm phát triển.

Sự tương tác của thuốc với các thành phần khác

Việc sử dụng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm sẽ xảy ra 2 loại tương tác:

  • Tương tác giữa các loại thuốc với nhau (trong trường hợp sử dụng nhiều loại thuốc cùng 1 lúc).
  • Tương tác giữa thuốc và những thành phần môi trường. 

Và khi sự tương tác này xảy ra cao, rất có thể sẽ làm tăng độc tính của thuốc và ảnh hưởng đến hoạt tính diệt khuẩn của thuốc. 

Một số lưu ý dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm bà con nên biết

Dùng thuốc trước khi thả tôm giống 3-5 ngày

Để hạn chế tối đa mầm bệnh gây ra cho tôm bởi các vi khuẩn có trong nước, cần thực hiện sát khuẩn/diệt khuẩn trước khi thả tôm giống từ 3-5 ngày. Sau khoảng 48h dùng thuốc thì gây màu nước bằng men vi sinh. Khi đó thuốc đã bị phân hủy và bay hơi, thích hợp để thả tôm giống vào ao.

Nên thực hiện thả tôm giống từ 3-5 ngày sau khi diệt khuẩn ao

Chỉ dùng thuốc khi cần thiết nếu tôm còn nhỏ

Trong giai đoạn tôm còn nhỏ (dưới 45 ngày), bà con nên lưu ý là hạn chế sử dụng thuốc diệt khuẩn. Chỉ trừ một số trường hợp cấp thiết. Điều này là bởi nhiều cá thể tôm bị nhiễm bệnh nên khá yếu và nhạy cảm với các loại thuốc diệt khuẩn.

Đến sau khi tôm được 45 ngày, lúc này tôm đã có sức đề kháng ổn định và chống chịu được với thuốc sát trùng. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, sử dụng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn sẽ làm diệt tảo, các loại động vật phù du,… Do đó mà tôm còn nhỏ sẽ bị thiếu thức ăn rất nhiều.

Không cần dùng thuốc trong điều kiện bình thường

Trong điều kiện bình thường, bà con không cần phải sử dụng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn. Điều này là bởi các loại thuốc sử dụng nhiều lần định kỳ hàng tháng vẫn có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong ao nuôi. Trong trường hợp xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao tôm bị bẩn hoặc giai đoạn thu hoạch thì mới cần dùng đến thuốc sát trùng này. 

Bổ sung men vi sinh sau 48h sát khuẩn/diệt khuẩn

Để giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn có hại và hạn chế sự nguy hiểm của chúng, sau khi thực hiện diệt khuẩn khoảng 48h, người nuôi nên bổ sung men vi sinh. Đây là một bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng mà bà con cần phải lưu ý nhé!

Việc bổ sung men vi sinh cũng sẽ giúp chất lượng nước và nền đáy của ao nuôi tôm được ổn định. Làm cho môi trường nước sạch, góp phần tăng cường sức đề kháng cho tôm. Bà còn có thể tham khảo lựa chọn một số loại men vi sinh của Microbe-Lift như Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift Aqua C để bổ sung cho ao nuôi.

Dùng men vi sinh sau khi diệt khuẩn ao tôm để ức chế các vi khuẩn có hại

Sự an toàn của thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn

Thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn khi sử dụng phải đảm bảo có khả năng diệt khuẩn tốt và an toàn cho cả ao tôm, môi trường và người sử dụng. Nếu thuốc không đảm bảo an toàn thì hoàn toàn bị cấm và nếu bà con dùng thuốc thì sẽ bị phạt theo quy định pháp luật và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, sự an toàn của thuốc là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn.

Những hệ lụy của việc sát khuẩn/diệt khuẩn ao tôm sai cách

Ngày nay, đa phần các bà con đều nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học. Và nếu như việc sát khuẩn nước ao nuôi không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong ao của bà con.

Sử dụng KMnO4 diệt khuẩn ao nuôi tôm đúng cách để không ảnh hưởng hệ vi sinh của ao

Ngoài ra, việc diệt khuẩn sai, không đúng liều lượng có thể làm giảm nồng độ kiềm và nồng độ pH có trong ao nuôi. Khi đó tôm sẽ dễ mắc phải tình trạng lột xác dính vỏ vô cùng nguy hiểm.

Một số loại thuốc có tác dụng diệt tảo làm tốn nhiều oxy trong ao nuôi, ảnh hưởng pH và tăng khí độc. Dẫn đến tôm giảm ăn.

Cùng với đó, trong thuốc sát khuẩn có một số thành phần có tác dụng phụ có hại như chlorine, thuốc tím (KMnO4), Formalin và Iodine. Vì thế, bà con cần lưu ý để có thể sử dụng hợp lý nhất, tránh lạm dụng thuốc sát khuẩn/diệt khuẩn để đảm bảo an toàn cho ao nuôi. Ngoài ra, bà còn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm men vi sinh thay cho thuốc sát khuẩn để ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại.

Trên đây là những thông tin về thuốc sát khuẩn và một số lưu ý khi dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi tôm. Mong rằng những thông tin này, Biogency sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình nuôi tôm hiện nay. Xem thêm nhiều thông tin về kinh nghiệm nuôi tôm tại website https://microbelift.vn/ của chúng tôi nhé! Chúc bà con thành công!