Bệnh đốm đen xuất hiện trong ao tôm khi chất lượng môi trường ao nuôi chưa tốt, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập vào cơ thể tôm và gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trên tôm là gì? Và làm thế nào để phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng trong suốt quá trình nuôi?
Các nội dung chính
Dấu hiệu nhận biết tôm mắc bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng thường sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng thả giống. Tác nhân gây ra bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng chủ yếu là do vi khuẩn Aeromonas.
Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Aeromonas có hai nhóm:
- Nhóm 1: Aeromonas không di động (Aeromonas salmonicida) thường gây bệnh ở nước lạnh.
- Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas sobria.
Trong đó, chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân chủ yếu gây nên bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng.
Ngoài ra, bệnh đốm đen còn có thể bắt gặp do chủng Pseudomonas sp hoặc Aeromonas sp gây ra.
Bệnh đốm đen cũng rất dễ nhận biết bởi các dấu hiệu:
- Trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm nâu, sau vài ngày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển dần thành các đốm đen, nên gọi là bệnh đốm đen.
Hình 1. Tôm bị bệnh đốm đen (xuất hiện nhiều đốm đen trên khắp cơ thể tôm).
- Bên cạnh việc xuất hiện các đốm đen trên cơ thể, khi tôm nhiễm bệnh đốm đen lâu ngày, các phần phụ của tôm như đuôi, râu, chân bụng… cũng sẽ dần bị ăn mòn. Nguyên nhân là do khi vi khuẩn tấn công vào tôm gây bệnh đốm đen, nếu không được điều trị kịp thời để loại bỏ vi khuẩn, chúng cũng sẽ tấn công sang các bộ phận khác, gây nên hiện tượng ăn mòn các bộ phận khác trên cơ thể tôm.
- Tôm nhiễm bệnh đốm đen sức ăn trở nên yếu rõ rệt, đồng thời, sức khỏe của tôm cũng giảm sút, tôm hoạt động chậm chạp. Nếu không được chữa trị, khả năng chết tôm sẽ rất cao. Đặc biệt, bệnh này có khả năng lan rộng nhanh trên toàn bộ ao nuôi, do đó bà con cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Cách phòng & trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng như thế nào?
– Cách điều trị bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng:
Khi ao nuôi tôm xuất hiện tình trạng nhiễm bệnh đốm đen, bà con cần:
- Tiến hành thay dần nước ao để trôi bớt vi khuẩn ra ngoài. Chú ý mức thay nước cho mỗi lần để tránh tôm bị sốc nhiệt. Tỷ lệ thay nước bà con có thể tham khảo là từ 10 – 30% thể tích ao (cụ thể tùy thuộc vào điều kiện môi trường từng ao nuôi).
- Sử dụng chất diệt khuẩn mạnh để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trên tôm và kích thích tôm lột vỏ để loại bỏ đốm đen, bà con có thể dùng BKC với liều lượng 1 lít / 1000 mét khối nước. Chú ý với hợp chất này bà con cần sử dụng vào lúc trời trưa nắng. Vì BKC có tác dụng diệt khuẩn mạnh, do đó tránh trường hợp chúng tụ hội gây hiện tượng sốc cục bộ trong ao nuôi, khi sử dụng bà con cần chạy quạt mạnh để hợp chất được lan rộng đều và diệt khuẩn trên khắp toàn bộ ao.
- Sau khi sử dụng hợp chất diệt khuẩn khoảng 2 ngày, bà con cần cấy lại hệ vi sinh cho ao nuôi tôm. Vì hợp chất diệt khuẩn trên mặc dù đã diệt được vi khuẩn gây bệnh đốm đen nhưng cũng đã vô tình diệt luôn cả những chủng vi sinh vật có lợi trong ao. Bà con có thể tham khảo Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chứa các chủng vi sinh vật xử lý nước và Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA chứa các chủng vi sinh vật xử lý bùn đáy để sử dụng cho ao nuôi của mình.
– Cách phòng ngừa bệnh đốm đen:
Một khi ao nuôi nhiễm bệnh, ít nhiều sẽ khiến bà con tốn thời gian, chi phí xử lý và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Do đó, trong nuôi tôm, ưu tiên hàng đầu của nhiều bà con vẫn là phòng ngừa bệnh. Để phòng ngừa bệnh đốm đen trên tôm, bà con cần:
- Kiểm soát lượng thức ăn đưa xuống ao tôm, tránh thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước và đáy, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn có hại phát triển. Bà con có thể sử dụng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm sao cho phù hợp với sức ăn của tôm. Xem chi tiết: Cách canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn >>>
- Giữ đáy ao nuôi sạch trong suốt quá trình nuôi. Sử dụng các biện pháp xi-phông đáy ao, bổ sung các dòng men vi sinh để phân hủy bùn đáy, thức ăn thừa và phân tôm ở tầng đáy ao để giữ đáy ao luôn sạch, đồng thời kiểm soát mùi hôi trong suốt quá trình nuôi.
- Kiểm soát các yếu tố môi trường, đảm bảo chúng phù hợp nhất cho sự phát triển của tôm: DO > 4 mg/l, pH (7.2 – 8.8), độ mặn (10 – 25‰), nhiệt độ (25 – 30°C), độ mặn (12 – 25‰), độ trong (30 – 45cm), độ kiềm (20 – 50mg/l), độ cứng của nước (20 – 150ppm)…
Kết luận, bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng gây ra nhiều thiệt hại cho bà con, do đó có thêm kiến thức về bệnh sẽ giúp bà con dễ dàng ứng phó kịp thời trong quá trình nuôi. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi tôm cần giải đáp, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Phòng & Trị Bệnh Viêm Ruột, Xuất Huyết Đường Ruột, Bệnh Phân Trắng Khi Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng